Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Lịch sử
Mã ngành: 7229010
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Chương trình đào tạo của nhân Lịch sử đáp ứng các chuẩn đầu ra sau:
PLO1: Thể hiện được tinh thần yêu nước, hiểu biết và hành động phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng.
PLO2: Vận dụng được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong phán đoán và tự chủ chuyên môn để nhận diện và thích ứng được với sự phát triển của nghề nghiệp và văn hóa - xã hội.
PLO3: Sử dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn để phát hiện và giải quyết các vấn đề của khoa học chuyên ngành.
PLO4: Tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động xã hội để lan toả các tri thức về lịch sử, văn hóa nhằm phục vụ cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa xã hội của các địa phương.
PLO5: Tổ chức, lãnh đạo để thực hiện hiệu quả công việc nghiên cứu khoa học và tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng sự khác biệt.
PLO6: Làm chủ các kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung và Lịch sử nói riêng để phổ biến kiến thức, phát triển tư duy Lịch sử cho những người xung quanh.
PLO7: Sử dụng các kiến thức về Sử học để phát triển nghề nghiệp, từng bước nâng cao năng lực và nghề nghiệp chuyên môn của bản thân.
PLO8: Tích lũy được nền tảng tri thức vững chắc, sâu rộng về Lịch sử để vận dụng các tri thức đó nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cũng như đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn trong công việc.
PLO9: Phát hiện được các vấn đề nghiên cứu về các lĩnh vực của Sử học, thực hiện được nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn các công việc có liên quan.
PLO10: Sử dụng kiến thức chuyên ngành về Lịch sử để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về công việc.
PLO11: Sử dụng các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành Lịch sử để tư vấn, thuyết minh cho các dự án, việc làm có liên quan.
PLO12: Sử dụng được 1 trong 5 ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cùng các phần mềm ứng dụng và phương tiện truyền thông để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Ma trận kết nối mục tiêu với chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và các chỉ báo
Mục tiêu của chương trình (POs) | Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs) | Chỉ báo (PIs) |
---|---|---|
PO1. Đào tạo cử nhân ngành Lịch sử có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp; có năng lực tự chủ, sáng tạo và vận dụng tri thức để khởi nghiệp, tạo việc làm; đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội. |
PLO1. Thể hiện được tinh thần yêu nước, hiểu biết và hành động phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng. | |
PLO2. Vận dụng được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong phán đoán và tự chủ chuyên môn để nhận diện và thích ứng được với sự phát triển của nghề nghiệp và văn hóa - xã hội. |
PI2.1. Vận dụng được tri thức về Tâm lý học giáo dục, Thống kê xã hội học để nhận diện và thích ứng được với sự phát triển của nghề nghiệp và văn hóa - xã hội. PI2.2. Vận dụng được tri thức về Tin học đại cương/Tiếng Việt thực hành/Nghệ thuật đại cương để nhận diện và thích ứng được với sự phát triển của nghề nghiệp và văn hóa - xã hội. PI2.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bản thân đáp ứng được sự phát triển của nghề nghiệp và văn hóa - xã hội. | |
PO2. Đào tạo cử nhân ngành Lịch sử có năng lực chuyên môn vững vàng, kỹ năng giải quyết vấn đề liên ngành, khả năng lãnh đạo và làm việc trong môi trường đa văn hóa, đồng thời có ý thức trách nhiệm xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững. |
PLO3. Sử dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn để phát hiện và giải quyết các vấn đề của khoa học chuyên ngành. |
PI3.1. Trình bày tri thức và phương pháp nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. PI3.2. Vận dụng kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn vào lĩnh vực khoa học của chuyên ngành. |
PLO4. Tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động xã hội để lan toả các tri thức về lịch sử, văn hóa nhằm phục vụ cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa xã hội của các địa phương. |
PI4.1. Tham gia tư vấn cho các hoạt động phổ biến tri thức Lịch sử, bảo tồn và phát triển văn hóa nhằm phục vụ cộng đồng, phát triển văn hóa xã hội của các địa phương. PI4.2. Tham gia tổ chức được các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa và các hoạt động ngoại khóa về kĩ năng sống hoặc các vấn đề xã hội nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của học sinh và người dân. | |
PO3. Đào tạo cử nhân ngành Lịch sử có khả năng nghiên cứu liên ngành, tổ chức nghiên cứu khoa học, truyền đạt kiến thức và phát triển tư duy khoa học, đồng thời duy trì học tập suốt đời và thích ứng với thị trường lao động trong nước và quốc tế. |
PLO5. Tổ chức, lãnh đạo để thực hiện hiệu quả công việc nghiên cứu khoa học và tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng sự khác biệt. |
PI5.1. Lập kế hoạch và tổ chức được công việc nghiên cứu khoa học. PI5.2. Thể hiện được năng lực lãnh đạo trong nhóm nghiên cứu PI5.3. Xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng sự khác biệt |
PLO6. Làm chủ các kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung và Lịch sử nói riêng để phổ biến kiến thức, phát triển tư duy Lịch sử cho những người xung quanh. |
PI6.1. Truyền đạt hiệu quả kiến thức về Lịch sử cho các đối tượng khác nhau sao cho phù hợp, hiệu quả. PI6.2. Phát triển được tư duy khoa học về Sử học cho người học PI6.3. Tham gia phổ biến kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung và Lịch sử nói riêng để nâng cao nhận thức cộng đồng | |
PLO7. Sử dụng các kiến thức về Sử học để phát triển nghề nghiệp, từng bước nâng cao năng lực và nghề nghiệp chuyên môn của bản thân. |
PI7.1. Nhận thức được về tầm quan trọng của học tập suốt đời và có được khả năng tự định hướng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân. PI7.2. Tìm kiếm và biết cập nhật kiến thức mới về lĩnh vực Sử học để từng bước nâng cao năng lực của bản thân. PI7.3. Vận dụng được kiến thức ở chương trình đại học vào thực tiễn công việc để phát triển chuyên môn nghề nghiệp. | |
PO4: Đào tạo cử nhân ngành Lịch sử có khả năng vận dụng các kiến thức tổng hợp của khoa học xã hội nhân văn và tri thức sử học, để phân tích và đánh giá tư liệu hoặc vấn đề cụ thể của lịch sử, đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch xử lí tư liệu hoặc vấn đề; có khả năng mô phỏng và tư vấn bảo tồn, phát triển các sản phẩm thuộc về lịch sử và văn hoá, đáp ứng mục tiêu xây dựng văn hoá là nguồn lực cho phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước hiện nay. |
PLO8. Tích lũy được nền tảng tri thức vững chắc, sâu rộng về Lịch sử để vận dụng các tri thức đó nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cũng như đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn trong công việc. |
PI8.1.1. Tái hiện, xác định được mối liên hệ được sự kiện, hiện tượng lịch sử. PI8.1.2. Phân tích, đánh giá được bản chất, tác động của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. PI8.3. Vận dụng được tri thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cũng như đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn trong nghiên cứu và các công việc khác có liên quan.
|
PLO9. Phát hiện được các vấn đề nghiên cứu về các lĩnh vực của Sử học, thực hiện được nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn các công việc có liên quan. |
PI9.1. Xác định được vấn đề nghiên cứu của khoa học lịch sử và khoa học giáo dục lịch sử PI9.2. Xây dựng được đề cương, kế hoạch, nội dung nghiên cứu và báo cáo được kết quả nghiên cứu ở các dạng thức khác nhau như tiểu luận, báo cáo khoa học hay khóa luận… PI9.3. Vận dụng được các phương pháp chuyên ngành, liên ngành để thực hiện vấn đề nghiên cứu về Lịch sử và ứng dụng được kết quả nghiên cứu đó để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn công việc. | |
PLO10. Sử dụng kiến thức chuyên ngành về Lịch sử để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về công việc. |
PI10.1. Phát hiện được vấn đề, hình thành ý tưởng và triển khai nội dung nghiên cứu để lĩnh vực Sử học nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. PI10.2. Xây dựng được kế hoạch làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo ở các vị trí việc làm cụ thể khác nhau. | |
PLO11. Sử dụng các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành Lịch sử để tư vấn, thuyết minh cho các dự án, việc làm có liên quan. |
PI11.1. Xây đựng được nội dung tư vấn, thuyết minh về các chủ đề có liên quan đến lịch sử, văn hóa theo yêu cầu cùa các bên liên quan. PI11.2. Đề xuất được các biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huygiá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa gắn với yêu cầu của thực tiễn. | |
PO5. Đào tạo cử nhân ngành Lịch sử có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành và công nghệ thông tin để hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và phát triển nghề nghiệp. |
PLO12. Sử dụng được 1 trong 5 ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cùng các phần mềm ứng dụng và phương tiện truyền thông để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của bản thân. |
PI12.1. Nhận được chứng chỉ của 1 trong 5 ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (tương đương với chứng chỉ B1 tiếng Anh). PI12.2. Tìm kiếm được các tài liệu tiếng nước ngoài để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu lịch sử và công việc khác có liên quan. PI12.3. Sử dụng được các phần mềm thông dụng và biết cách khai thác được các nguồn tư liệu số phục vụ cho hoạt động nghiên cứu lịch sử và công việc khác có liên quan. |