CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC


21-06-2021
  1. Trình độ đào tạo: Đại học
  2. Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc
  3. Mã ngành: 7220204
  4. Loại hình đào tạo: Chính quy
  5. Thời gian đào tạo: 4 năm

1 Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất

Tiêu chuẩn 1 gồm 6 tiêu chí.

1.1 Tiêu chí 1.1: Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước

Gồm 3 chỉ báo:

1.1.1. Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

1.1.2. Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.

1.1.3. Yêu quê hương, yêu đất nước; giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.2 Tiêu chí 1.2: Yêu thương học sinh và có niềm tin vào học sinh

Gồm 3 chỉ báo:

1.2.1. Tôn trọng, thừa nhận và tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của bạn học hoặc đồng nghiệp. 

1.2.2. Yêu thương đồng nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bạn học đồng nghiệp trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.

1.2.3. Cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của bản thân, của bạn bè và đồng nghiệp.

1.3 Tiêu chí 1.3: Yêu nghề và tự hào về nghề

Gồm 3 chỉ báo:

1.3.1. Nhận thức được các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho hệ giá trị nghề nghiệp trong thời đại hiện nay là: Giá trị liên quan đến công việc; Ý nghĩa tác động của công việc đến xã hội; Trách nhiệm đối với xã hội.

1.3.2. Yêu nghề, tận tâm với nghề.

1.3.3. Tạo dựng được niềm tin và tự hào về nghề.

1.4 Tiêu chí 1.4: Trung thực và đáng tin cậy

Gồm 3 chỉ báo:

1.4.1. Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải.

1.4.2. Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; đấu tranh với các hành vi gian lận, vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

1.4.3. Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bạn bè trong học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

1.5 Tiêu chí 1.5: Trách nhiệm và tận tâm

Gồm 5 chỉ báo:

1.5.1. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

1.5.2. Có ý thức tự đánh giá để xây dựng kế hoạch cá nhân.

1.5.3. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt khó trong học tập.

1.5.4. Tôn trọng, thừa nhận sự khác biệt giữa mọi người về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

1.5.5. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

1.6 Tiêu chí 1.6: Ý thức tự học, tự nghiên cứu suốt đời

Gồm 3 chỉ báo:

1.6.1. Ý thức được vai trò và ý nghĩa của tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với người giáo viên. Qua đó, có ý thức trở thành người biết suy nghĩ, phải suy nghĩ và được quyền suy nghĩ.

1.6.2. Coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn những tri thức cần thiết để tự học, tự nghiên cứu suốt đời để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính người học.

1.6.3. Nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp để đạt được mục đích.

2 Tiêu chuẩn 2: Năng lực chung

Tiêu chuẩn 2 gồm 6 tiêu chí.

2.1 Tiêu chí 2.1: Năng lực tự chủ và thích ứng với những thay đổi

Gồm 5 chỉ báo:

2.1.1. Tạo dựng được lối sống tự lực; khẳng định và bảo vệ được quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

2.1.2. Tự điều chỉnh được xúc cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

2.1.3. Điều chỉnh được hiểu biết, thái độ, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân để thích ứng với các yếu tố mới, hoạt động mới, môi trường sống mới.

2.1.4. Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới cũng như thích ứng được với các mối quan hệ xã hội.

2.1.5. Hình thành và sử dụng được hệ thống kĩ năng (cơ bản và kĩ năng mềm) trong ứng xử với sự đa dạng và thay đổi.

2.2 Tiêu chí 2.2: Năng lực giao tiếp và hợp tác

Gồm 9 chỉ báo:

2.2.1. Sử dụng được tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.

2.2.2. Xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

2.2.3. Thực hiện được các yêu cầu của giao tiếp sư phạm với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, cán bộ quản lí các cấp và cộng đồng.

2.2.4. Thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ hợp tác trong học tập, hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống.

2.2.5. Đánh giá được hiệu quả hợp tác trong học tập và hoạt động nghề nghiệp.

2.2.6. Thực hiện được hoạt động nhóm hiệu quả.

2.2.7. Thể hiện được sự tôn trọng những khác biệt, đa dạng của cá nhân và nhóm trong giao tiếp.

2.2.8. Có những hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

2.2.9. Có chứng chỉ đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ: thành thạo tiếng Trung Quốc ở trình độ bậc 5/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương đương HSK cấp 5 theo chuẩn đánh giá năng lực tiếng Hán hiện hành và HSKK cao cấp hiện hành).

2.3 Tiêu chí 2.3: Năng lực lãnh đạo

Gồm 3 chỉ báo:

2.3.1. Ý thức được sự lãnh đạo là phục vụ xã hội một cách chính đáng và chuyên nghiệp.

2.3.2. Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

2.3.3. Xác định được nhu cầu và khả năng của người khác để thu hút, thuyết phục, dẫn dắt và tổ chức trong công việc.

2.4 Tiêu chí 2.4: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Gồm 6 chỉ báo:

2.4.1. Đưa ra được ý tưởng mới.

2.4.2. Xác định được tình huống có vấn đề; phát hiện và làm rõ vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.

2.4.3. Hình thành và triển khai được ý tưởng mới.

2.4.4. Đề xuất, lựa chọn được giải pháp; thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

2.4.5. Thiết kế và tổ chức được hoạt động; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.

2.4.6. Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

2.5 Tiêu chí 2.5: Năng lực nhận thức về văn hoá – xã hội

Gồm 3 chỉ báo:

2.5.1. Có hiểu biết cơ bản về nền văn hoá dân tộc và những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng của Việt Nam và Trung Quốc.

2.5.2. Nhận diện được sự khác biệt về văn hoá trong môi trường đa văn hoá.

2.5.3. Thiết kế và tổ chức được các hoạt động xây dựng môi trường văn hoá nhà trường, doanh nghiệp để hỗ trợ, thúc đẩy học tập, nghiên cứu và hiệu suất công việc.

2.6 Tiêu chí 2.6: Năng lực phản biện

Gồm 3 chỉ báo:

2.6.1. Có tư duy độc lập.

2.6.2. Phân tích và đánh giá được thông tin đã có theo cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định được tính chính xác của thông tin.

2.6.3. Lập luận phản bác có cơ sở khoa học đối với kết quả của một quá trình tư duy để xác định lại tính chính xác của kết luận.

3 Tiêu chuẩn 3: Năng lực nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 3 gồm 5 tiêu chí.

3.1 Tiêu chí 3.1: Năng lực nắm bắt nhiệm vụ và chức năng nghề nghiệp biên-phiên dịch trong các lĩnh vực như thương mại, du lịch v..v..

Gồm 4 chỉ báo:

3.1.1. Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về biên phiên dịch trong các lĩnh vực như thương mại và du lịch…v..v..

3.1.2. Lựa chọn được những phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động công việc hiệu quả.

3.1.3 Xây dựng được kế hoạch làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cụ thể và chức năng nghề nghiệp.

3.1.4 Đánh giá kết quả nhiệm vụ đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp, và xây dựng và quản lý hồ sơ hoạt động nghề.

3.2 Tiêu chí 3.2: Năng lực thực hiện các nhiệm vụ của nghề nghiệp

Gồm 2 chỉ báo:

3.2.1. Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp trong biên phiên dịch vào các tình huống công việc cụ thể, đáp ứng được yêu cầu của công việc biên phiên dịch, thương mại, du lịch.

3.2.2. Phối hợp với các đơn vị, cơ quan hữu quan khác.

3.3 Tiêu chí 3.3: Năng lực hoàn thiện sản phẩm nghề nghiệp

Gồm 3 chỉ báo:

3.3.1. Hiểu về sản phẩm nghề nghiệp như soạn thảo, xử lý các dạng thư tín, văn bản hợp đồng trong biên phiên dịch, thương mại, du lịch.

3.3.2. Dịch đúng, chuẩn xác nội dung văn bản Trung – Việt hoặc Việt – Trung như sách, hợp đồng, thư tín.

3.3.3. Vận dụng sáng tạo những kiến thức ngôn ngữ được học vào quá trình phiên dịch, biên dịch, dịch nói, dịch viết, xử lý hợp đồng, tổ chức các hoạt động nghề nghiệp.

3.4 Tiêu chí 3.4: Năng lực hoạt động xã hội

Gồm 4 chỉ báo:

3.4.1. Tham gia các hoạt động cộng đồng gắn với nghề nghiệp.

3.4.2. Vận dụng tốt kỹ năng làm việc nhóm, vận hành và phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm (quản lí, phân công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên…), làm việc trong các nhóm khác nhau.

3.4.3. Ghi nhớ và hiểu được những kiến thức về đất nước, địa lý, lịch sử, văn hoá, văn học, con người của ngôn ngữ được học.

3.4.4. Xử lý được các tình huống liên quan đến văn hoá như sốc văn hoá, sự đa dạng về văn hoá, các quy tắc ứng xử, phép lịch sự… và vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống và công việc chuyên môn để lựa chọn phương cách ứng xử phù hợp trong môi trường liên văn hoá, đa văn hoá hiện nay.

3.5 Tiêu chí 3.5: Năng lực vận dụng phát triển nghề nghiệp

Gồm 3 chỉ báo:

3.5.1. Hiểu và áp dụng được các kiến thức về du lịch, kinh tế Trung Quốc, văn hoá doanh nghiệp để phân tích, xử lí các vấn đề thực tiễn trong công việc.

3.5.2. Hiểu và vận dụng sáng tạo các kiến thức được học phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tại bậc sau đại học.

3.5.3. Áp dụng kiến thức thực tế và thực tập tại các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam hoặc tại Trung Quốc để hội nhập nhanh và làm việc sáng tạo trong môi trường cạnh tranh đa văn hoá.

4 Tiêu chuẩn 4: Năng lực khoa học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Tiêu chuẩn 3 gồm 6 tiêu chí.

4.1 Tiêu chí 4.1: Năng lực Ngôn ngữ Trung Quốc

Gồm 5 chỉ báo:

4.1.1. Nghe hiểu được hàm ý của các văn bản dài có chủ đề đa dạng.

4.1.2. Nói trôi chảy và tức thời, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt.

4.1.3. Đọc hiểu được hàm ý của các văn bản dài có chủ đề đa dạng.

4.1.4. Viết rõ ràng chặt chẽ chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt các từ nối câu và các phương tiện liên kết.

4.1.5. Hiểu và ghi nhớ được bản chất và chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng để phục vụ việc học tập và nghiên cứu ngoại ngữ, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp sau này.

4.2 Tiêu chí 4.2: Năng lực vận dụng học vấn ngôn ngữ Trung Quốc vào hoạt động nghề nghiệp

Gồm 4 chỉ báo:

4.2.1. Truyền tải được thông tin chính xác với ngôn ngữ phù hợp ngôn cảnh trong hoạt động nghề nghiệp.

4.2.2. Phiên dịch, biên dịch được cho các hội thảo cơ quan, cuộc tiếp xúc với đối tác nước ngoài.

4.2.3. Vận dụng hệ thống kiến thức về ngôn ngữ Trung Quốc trong hoạt động chuyện môn.

4.2.4. Xây dựng đươc kế hoạch bồi dưỡng, tự phát triển chuyên môn trong lĩnh vực ngôn ngữ Trung Quốc.

4.3 Tiêu chí 4.3: Năng lực sử dụng các học vấn giáo dục tổng quát và học vấn  ngôn ngữ Trung Quốc vào thực tiễn

Gồm 5 chỉ báo:

4.3.1. Vận dụng kiến thức về khung năng lực ngoại ngữ trong thực tiễn.

4.3.2. Giải thích được mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lí, đất nước học với thực tại đời sống.

4.3.3. Giải thích được cách thức sử dụng tiếng Trung Quốc của các nước nói tiếng Trung Quốc và của các quốc gia khác trên thế giới.

4.3.4. Vận dụng được hệ thống kiến thức ngôn ngữ Trung Quốc (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng...) trong giao tiếp.

4.3.5. Vận dụng được hệ thống kiến thức về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Trung Quốc và của các quốc gia khác trên thế giới.

4.4 Tiêu chí 4.4: Năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ Trung Quốc

Gồm 5 chỉ báo:

4.4.1. Tạo dựng được một nền tảng học vấn ngôn ngữ Trung Quốc, văn học Trung Quốc vững chắc ở trình độ học vấn bậc đại học ngành ngôn ngữ Trung Quốc. 

4.4.2. Xây dựng và thực hiện được nghiên cứu theo đề cương đã xây dựng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

4.4.3. Tạo dựng được một nền tảng học vấn Ngôn ngữ Trung Quốc vững chắc để theo học được hệ đào tạo sau đại học của các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế.

4.4.4. Cập nhật được những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về ngôn ngữ Trung Quốc và dịch thuật.

4.4.5. Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học về Ngôn ngữ Trung Quốc để thực hiện được những nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

4.5 Tiêu chí 4.5: Năng lực sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn

Gồm 2 chỉ báo:

4.5.1. Có chứng chỉ đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ HSK5 và HSKK cao cấp.

4.5.2. Sử dụng được các tài liệu bằng tiếng nước ngoài (thành thạo tiếng Trung Quốc; ghi nhớ và hiểu một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Nga) nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập.

4.6 Tiêu chí 4.6: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động chuyên môn

Gồm 2 chỉ báo:

4.6.1. Khai thác, tra cứu, sử dụng và quản lí được các nguồn tài nguyên trong công việc và học tập.

4.6.2. Sử dụng được CNTT và truyền thông trong hoạt động nghề nghiệp trong công sở, dịch thuật, và phân tích ngôn ngữ.

 

Post by: Nguyen Van Nghiep
21-06-2021